Kinh nghiệm làm thêm của sinh viên
Kinh nghiệm làm thêm của sinh viên, 1, Tố Uyên, Công Việc Làm Sinh Viên
, 27/03/2018 09:33:13Yến tranh thủ những lúc rảnh rỗi xin làm thêm ở một quầy thuốc để có kinh nghiệm theo đúng chuyên nghành mà bạn đang học
Để việc làm thêm thời sinh viên có ý nghĩa thì các bạn nên đặt ra cho mình những mục tiêu dưới đây tham khảo bài viết "Kinh nghiệm làm thêm “để đời” của sinh viên" - theo Dân Trí.
Chứng tỏ mình để tìm công việc phù hợp với ngành học
Ngọc Yến chia sẻ: "tranh thủ những lúc rảnh rỗi đã đến xin thử việc và làm thêm ở một quầy thuốc. Lương mỗi tháng của Yến chỉ có 1 triệu đồng nhưng bạn rất vui. Yến chia sẻ: “Mình biết số tiền này không phải là cao so với các công việc khác. Nhiều bạn bè cùng lớp làm các công việc như bán hàng, tiếp thị, … lương cao hơn nhưng lại không đúng với ngành nghề mình học. Còn ở đây, Yến vừa được học hỏi kinh nghiệm, có cơ hội rèn luyện để thêm kiến thức thực tế và kỹ năng bán hàng, lại vừa đỡ đần được bố mẹ một phần nào thì đã là phần thưởng xứng đáng nhất đối với mình rồi. Đến nay, Yến đã làm nhân viên chính thức của quầy được 3 tháng. Những bài học đầu tiên bạn ở đây là: làm quen thuốc, nhớ được vị trí thuốc ở từng quầy cụ thể, biết áp dụng một số phương thuốc cho những bệnh đơn giản,… Chỉ qua một thời gian ngắn, khi đã quen với công việc, hiểu biết, khả năng nhớ tên thuốc của Yến rất tốt. Bên cạnh đó, bạn có thêm được khả năng giao tiếp, hiểu tâm lý khách hàng – một yếu tố vô cùng cần thiết với một người bán thuốc trong tương lai.
Yến biết với sinh viên dược khó xin việc làm thêm vì chủ quầy đòi hỏi người có kinh nghiệm. Nhưng chúng ta hãy chứng tỏ với họ rằng mình có sự nhiệt tình, nhanh nhẹn, khả năng thích ứng nhanh với công việc. Kể cả tháng đầu tiên không được trả lương, mình cũng vui vẻ đồng ý làm. Yến thấy điều quan trọng nhất mình luôn phải thể hiện ra cho họ thấy tinh thần học hỏi cao, cơ hội sẽ đến với chúng ta thôi”.
Bạn Hiếu chia sẻ: "Khi chọn công việc làm thêm để có kinh nghiệm theo đúng chuyên ngành mà bạn đang học một nơi nào đấy. Mong các bạn hãy suy nghĩ mình học được những gì ở đó chứ không phải mình kiếm được bao nhiêu tiền, có như vậy thì công việc mới cảm thấy vui và ý nghĩa đối với bạn".
Bạn Ba hiện nay đang là cộng tác viên cho một tờ báo mạng chuyên về thể thao. Công việc của Ba là khai thác thông tin, viết bài về chuyên mục mình làm. Ba cho biết: “Mình học chuyên ngành báo chí, mong muốn có thể áp dụng những kiến thức đã được học trên lớp vào công việc thực tế. Chính vì chưa có kinh nghiệm viết báo nhiều nên thu nhập của mình không đều. Nhiều bạn bè lương cao hơn nhưng chưa bao giờ mình thấy nuối tiếc vì đã chọn làm cộng tác viên cho các tờ báo. Với nghề này, nếu không năng động, tìm kiếm nơi để rèn luyện, cọ xát ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường thì đến lúc tốt nghiệp sẽ ít có cơ hội ứng tuyển vào các tòa soạn”.
Một bạn sinh viên năm cuối chia sẻ rằng: "Tôi rất may mắn khi được bố mẹ chu cấp đầy đủ nên tôi chẳng muốn đi làm thêm. Nhưng sau đấy, tôi nhận ra lịch học đại học khá là rảnh. Thời gian còn lại nếu tôi chỉ chơi rồi về nhà ngủ thì thật là nhạt, nhạt vô cùng. Và rồi tôi tìm kiếm cơ hội, thử đi phỏng vấn một vài chỗ. Và con người của tôi đã thay đổi rất nhiều khi trải qua từng công việc. Tôi học được cách nhanh nhạy hơn trong quan sát, học hỏi và trong việc làm quen với một môi trường mới. Tôi biết được giá trị của đồng tiền mình kiếm được nó khó khăn đến nhường nào từ đó trân trọng những công lao của bố mẹ nhiều hơn. Tôi học được cách nhẫn nại, học cách nói lời xin lỗi kể cả không có lỗi, học cách cảm ơn người khác một cách chân thành. Những bài học về đối nhân xử thế, về cách sống, về tầm nhìn…mà bạn sẽ chẳng bao giờ học được ở trong trường lớp. Cũng nhờ một vài công việc part time mà tôi đã nhận được kha khá lời mời cộng tác đồng thời tôi cũng có những kế hoạch nho nhỏ cho riêng mình trong tương lai. Đừng nghĩ rằng đi làm thêm có nghĩa là đang đi làm, hãy nghĩ rằng bạn đang đi học".
Đặt mục tiêu học tập lên hàng đầu
Ngọc Anh học khoa kiến trúc, làm thêm ở một công ty chuyên về tư vấn kiến trúc và nội thất. Bạn chia sẻ: “Với mình, mục đích đi làm thêm chính là học hỏi kinh nghiệm và tạo thêm thu nhập để san sẻ gánh nặng trên vai bố mẹ. Nhưng Ngọc Anh cũng luôn xác định nhiệm vụ, công việc chính của bản thân chính là học tập. Bởi vì làm thêm chỉ là một trong những bước tiền đề, điều kiện để giúp mình đi đến công việc thực tế sau này bản thân hướng tới. Tuy rằng tấm bằng không quyết định tất cả, quan trọng nhất vẫn là năng lực nhưng Ngọc Anh nghĩ rằng chỉ có việc học ở giảng đường với tấm bằng tốt nghiệp mới là hành trang để mình bước ra ngoài đời. Bởi vậy mình đã tạm dừng công việc khi kỳ thi sắp đến, để có thời gian tập trung cho học tập, thi cử. Ngọc Anh đã trình bày cụ thể lý do với sếp để được thông cảm và tạo điều kiện tốt hơn nên cả hai việc học – làm của mình đều không bị ảnh hưởng nhiều lắm”.
Bạn Đông cũng góp ý kiến như sau: "Đúng vậy đi làm thêm mọi người thấy sẽ tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm sống, thấy năng động và tự tin hơn. Cũng mở rộng nhiều mối quan hệ có thể cần thiết cho công việc của mọi người sau này. Thêm vào đó cũng tăng khả năng tổ chức cuộc sống của mình khoa học và nhiều màu sắc".
Xác định lịch học – xây dựng kế hoạch cụ thể
Bạn Thủy mới xin được công việc làm cộng tác cho một ngân hàng, địa điểm ngay gần trường đại học bạn đang theo học. Công việc của Thủy là tìm kiếm khách hàng, thuyết phục họ mở tài khoản và hưởng phần trăm theo doanh số đạt được. Thủy chia sẻ: “Làm thêm là cơ hội để mình trải nghiệm thêm nhiều điều về con người, cuộc sống. Bên cạnh đó, Thủy cũng được rèn luyện thêm nhiều kỹ năng, tích lũy được kinh nghiệm sống nhưng không vì thế mà mình quá lao vào. Ngay từ khi được nhận vào làm, việc đầu tiên mình thực hiện chính là lập ra bản kế hoạch của bản thân trong thời gian tới, thời gian dành cho học tập và công việc đã chiếm hết quỹ thời gian nhưng mình vẫn ưu tiên một khoảng không gian cho thư giãn, giải lao để có thể lấy lại được cảm hứng và sáng tạo. Cho dù không thể dung hòa tuyệt đối được học và hành nhưng mình vẫn phải cố gắng hết sức.
Làm thêm sẽ là cơ hội để các bạn lấy kinh nghiệm và có một công việc ổn định lâu dài.
Sinh viên đi làm thêm hiện nay khá phổ biến. Đi làm thêm sẽ là cơ hội để các bạn lấy kinh nghiệm và có thêm thu nhập và thay đổi cái nhìn về cuộc sống. Bạn hãy tận dụng công việc làm part time trở thành một công việc ổn định lâu dài. Hy vọng rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn vừa giữ được kết quả học tốt lại có những trải nghiệm thú vị khi làm thêm nhé!
>> Xem thêm:
8 lý do sinh viên nên đi làm thêm trước khi ra trường
Công việc làm thêm cho sinh viên lợi bất cập hại
Sinh viên có nên đi làm thêm ngoài giờ học hay không
Những cạm bẫy mà sinh viên nên hiểu rõ khi đi làm thêm
Kinh nghiệm làm thêm của sinh viên Việc làm thêm sinh viên
Các bài viết liên quan đến Kinh nghiệm làm thêm của sinh viên, Việc làm thêm sinh viên
- 02/07/2018 Tìm thông tin hữu ích, tìm công việc sinh viên trên CongViecLamSinhVien.com thông qua kênh... 886
- 22/05/2018 Tâm sự của nữ sinh làm thêm ở sân golf 937
- 26/03/2018 Công việc làm thêm cho sinh viên lợi bất cập hại 878
- 26/03/2018 Sinh viên có nên đi làm thêm ngoài giờ học hay không 1107